Giun đũa là ký sinh trùng rất dễ gặp bởi chúng khá phổ biến trong môi trường ô nhiễm hiện nay. Mỗi thành viên trong gia đình nhất là trẻ em có nguy cơ mắc giun đũa rất cao. Vậy những dấu hiệu nào của giun đũa để có biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả.
Định nghĩa
Giun đũa khiến chúng ta mệt mỏi và gây những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Vậy giun đũa là gì và những dấu hiệu mắc giun đũa cũng như biện pháp điều trị ra sao?
Nhiễm giun đũa
Nhiễm giun đũa là một bệnh nhiễm trùng do giun ký sinh trong ruột người gây ra. Giun đũa có kích thước lớn và có thể nhận biết dễ dàng không cần sự hỗ trợ của kính hiển vi.

Giun đũa thường gặp phải ở những ai
Giun đũa là bệnh thường gặp ở bất cứ ai và lứa tuổi nào. Nhưng giun đũa thường gặp phổ biến nhất ở trẻ em. Có nhiều cách để nhận biết và phòng tránh nguy cơ mắc giun đũa. Thông tin dưới đây có thể trang bị cho bạn nhiều hiểu biết.
Triệu chứng và dấu hiệu khi mắc giun đũa
Giống như các loại bệnh khác, khi mắc giun đũa cũng có những dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng điển hình.
Người nhiễm giun đũa có biểu hiện gì
- Sốt
- Dễ cáu bẳn
- Khó ngủ vào ban đêm
- Giun được tìm thấy trong phân
- Mệt mỏi, lười ăn, giảm cân, đau bụng và đôi khi tiêu chảy
- Một số trường hợp giun ký sinh trong phổi gây ra khò khè khó thở
Những triệu chứng trên phổ biến nhất với người mắc giun đũa. Khi có bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm về chứng nhiễm giun đũa hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Với mỗi người có thể sẽ có những triệu chứng khác nhau, vì vậy bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất.
Nguyên nhân gây nhiễm giun đũa
Giun đũa là loại ký sinh trùng thường không lây từ người sang người. Khi người nhiễm bệnh tiếp xúc với nước, thức ăn hoặc tay bị nhiễm bẩn sẽ kèm theo trứng giun đũa bám vào đồ vật họ động tới. Không nằm yên ở ruột mà ấu trùng giun đũa sẽ liên tục di chuyển, nơi chúng thường ký sinh nhất là phổi. Sau đó, họ trở lại ruột và đẻ trứng.
Nguy cơ mắc bệnh
Trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc giun đũa cao bởi thường xuyên vui chơi ở điều kiện môi trường đất, cát, nhiễm bẩn.
Giun đũa thường phát triển ở vùng khí hậu ẩm ướt như Việt Nam.
Đối với khu ổ chuột hoặc gần cống rãnh là nơi thường có người nhiễm giun đũa cao nhất do vệ sinh không tốt.

Điều trị giun đũa
Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn có thêm kiến thức để điều trị giun đũa hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cần gặp bác sĩ và tham khảo ý kiến để có những biện pháp hiệu quả nhất.
Cách điều trị nhiễm giun đũa
Có thuốc điều trị giun đũa tuy nhiên phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng. Có những thói quen có thể hỗ trợ điều trị giun đũa.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Tắm rửa mỗi ngày để giữ vùng hậu môn sạch sẽ hạn chế nguy cơ lây lan
Nhà cửa sạch sẽ là biện pháp hữu hiệu không cho giun đũa có môi trường phát triển
Đun sôi hoặc ngâm vải lanh, đồ ngủ, khăn hoặc quần áo của bệnh nhân trong dung dịch amoniac (1 cốc amoniac cho 18 lít nước).
Chẩn đoán giun đũa như thế nào
Để phát hiện cơ thể người có giun đũa không người ta thường làm các xét nghiệm phân tích. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán là phân tích mẫu phân, xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm máu.
Kiểm tra phân
Để chẩn đoán bệnh giun đũa, bác sĩ sẽ kiểm tra phân của bạn để tìm trứng hoặc ấu trùng giun. Sau khi nhiễm giun đũa khoảng 40 ngày sẽ không phát hiện trứng giun trong mẫu phân.
Xét nghiệm máu để kiểm tra giun đũa
Lượng bạch cầu ái toan tăng lên là một trong những triệu chứng để xác định giun đũa. Do đó, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra sự gia tăng bạch cầu ái toan (một loại tế bào bạch cầu), từ đó bạn có thể xác định xem mình có bị nhiễm không.

Chẩn đoán giun đũa bằng xét nghiệm hình ảnh
Đối với từng trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, siêu âm hoặc CT scan và MRI cho phù hợp. Xét nghiệm hình ảnh được sử dụng khi giun đũa xuất hiện trong phổi và bụng gây khó thở và giun chặn ống dẫn trong gan, tuyến tụy.
Hạn chế giun đũa bằng cách thay đổi thói quen sống
- Chỉ dùng thực phẩm đã qua chế biến chín
- Theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng liều
- Rửa tay thường xuyên nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp phòng giun đũa hiệu quả
- Tẩy giun cho thú cưng và vật nuôi
- Tẩy giun cho cả gia đình
- Làm sạch và vệ sinh đồ gia dụng.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu của giun đũa, đặc biệt là sốt, đau bụng dữ dội, đau ngực hoặc khó thở cần tới gặp bác sĩ ngay
- Khi mang thai nếu nghi ngờ nhiễm giun đũa cần sự hướng dẫn của bác sĩ
- Quần áo bẩn cần được giặt trong nước nóng
- Sử dụng dung dịch amoniac để khử trùng đồ chơi và rửa sạch với nước.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn tiếp tục có các triệu chứng của bệnh sau khi điều trị.
Nguồn:trungtamchamsocsuckhoe.net