Hiện nay bệnh viêm cầu thận khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh viêm cầu thận trong bài viết dưới đây để có những kiến thức cơ bản trang bị cho bản thân và gia đình bạn nhé!
Viêm cầu thận là gì?
Tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận được gọi là viêm cầu thận. Có 2 loại viêm cầu thận là viêm ở mạch máu thận và viêm các tiểu cầu thận. Chức năng của thận là lọc máu để tạo nước tiểu, bài tiết chất thải, điều hòa chất điện giải. Thận tham gia cả vào quá trình tạo máu và giữ cho huyết áp luôn ổn định nên nếu thận tổn thương có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Những dấu hiệu có thể dựa vào để nhận biết viêm cầu thận là phù nề trên cơ thể, huyết áp tăng đột biến, thiếu máu và nước tiểu thay đổi,... Viêm cầu thận có thể dẫn tới suy thận vô cùng nguy hiểm nên cần phải chú ý phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm cầu thận có bao nhiêu loại
Có 2 loại là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Mỗi loại có triệu chứng và biểu hiện khác nhau.
- Viêm cầu thận cấp có khả năng phục hồi hoàn toàn sau 4 - 6 tuần.
- Viêm cầu thận mạn là tình trạng bệnh tiến triển lâu dài dẫn đến teo cả hai thận và ngày càng nặng hơn cuối cùng trở thành suy thận mạn tính không thể hồi phục.
Dù là ở loại nào căn bệnh này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe và thậm chí là không thể chữa trị. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận
- Sau khi nhiễm liên cầu từ 10-15 ngày thường là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra viêm cầu thận cấp.
- Lupus ban đỏ tấn công các mô thận và làm hỏng chức năng thận dẫn đến viêm cầu thận.
- Bệnh tiểu đường dẫn đến đường trong máu không được kiểm soát cũng gây ra các tổn thương lớn cho thận
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: tăng huyết áp đột ngột, viêm mạch nhỏ dạng nút, các hóa chất và thuốc,...
Triệu chứng viêm cầu thận
Viêm cầu thận thường là bệnh kín đáo, khó phát hiện bởi không có triệu chứng lâm sàng nào cụ thể. Chỉ có thể nhận biết viêm cầu thận qua một số dấu hiệu chủ yếu sau:
Có triệu chứng phù
Đây là triệu chứng đặc trưng khiến bệnh nhân thấy nặng nề ở mặt và mí mắt và phổ biến hơn vào buổi sáng.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể xảy ra thường xuyên đối với bệnh nhân viêm cầu thận. Ngoài ra có thể có tăng kéo dài một ngày kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội, chóng mặt và hôn mê.
Viêm cầu thận mạn tính khi bệnh nghiêm trọng dẫn đến tăng huyết áp đột ngột gây tổn thương cho cơ tim, suy tim, đột quỵ,...
Tiểu ra máu
Nếu bạn thường xuyên tiểu ra máu (1-2 lần trên ngày) và máu không đông, bạn có thể đã mắc viêm cầu thận bởi đây là một trong những dấu hiệu quan trọng.
Ngoài ra còn các triệu chứng khác như biến đổi nước tiểu, đau lưng, đau vùng bụng, sốt nhẹ và thiếu máu,...
Những người có nguy cơ bị viêm cầu thận
Trường hợp mắc viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da dẫn đến nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A có nguy cơ cao mắc viêm cầu thận.
Người mắc tiểu đường và lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống
Sử dụng một số loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến cầu thận
Tăng huyết áp đột ngột không kiểm soát
Phòng ngừa viêm cầu thận
Giải quyết các ổ nhiễm trùng nhiễm khuẩn như nhiễm trùng mạn tính ở cổ họng, cắt Amydal mủ, viêm tai giữa,...
Điều trị và theo dõi tại bệnh viện theo phác đồ điều trị chuẩn. Nếu viêm cầu thận mạn cần điều trị theo dõi ít nhất trong 1 năm.
Giảm lượng muối trong thức ăn ít nhất 2-4 tuần tùy trường hợp. Theo dõi nghỉ ngơi và đo huyết áp hàng ngày.
Điều trị viêm cầu thận cần những biện pháp gì
Đối với từng loại viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn có những hướng điều trị khác nhau. Đối với viêm cấp tính cần có hướng điều trị chính xác và kịp thời nếu không có thể dẫn đến viêm mãn tính trong thời gian ngắn.
Viêm cầu thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn tính không thể hồi phục dẫn để tử vong rất nhanh. Do đó, cần tuân thủ điều trị, hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian bị suy thận mãn tính
Tuân thủ các bước điều trị
Không làm việc quá sức trong 6 tháng đầu, ăn nhạt, tránh nhiễm trùng, cảm lạnh.
Bám theo nguyên nhân gây ra viêm cầu thận của từng bệnh nhân. Nếu do nhiễm trùng nên sử dụng kháng sinh ít gây độc tố với thận,...
Với những bệnh nhân có các triệu chứng viêm cầu thận khác nhau cũng nên có những biện pháp điều trị phù hợp.
Nguồn:trungtamchamsocsuckhoe.net