Bạn có bao giờ thử hỏi tá tràng nằm ở đâu trên cơ thế chúng ta và nó có tác dụng gì chưa? Tá tràng là bộ phận quan trọng vừa giúp di chuyển thức ăn từ dạ dày lại vừa tham gia vào tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Ở bài viết dưới đây hãy tìm hiểu rõ hơn về bộ phận tuy “nhỏ mà có võ” này nhé!
Thông tin cần biết về tá tràng
Tá tràng dài khoảng 25cm có hình dáng giống với chữ C nằm trong trong cơ thể người. Tá tràng là đầu của ruột non cùng với hai thành phần khác của ruột non là hỗng tràng và hồi tràng.
Tá tràng nằm ở ngã ba giữa dạ dày và ruột non, bắt đầu từ môn vị của dạ dày đến góc của tá tràng - hỗng tràng.
Thành phần cấu tạo của tá tràng
Tá tràng khá khiêm tốn chỉ khoảng 25cm. Tuy nhiên, cấu tạo của tá tràng khá phức tạp được chia thành 4 phần với mỗi phần lại có hình dạng khác nhau, cụ thể như sau:
- Tá tràng trên: Hình dạng phình ra như một củ hành tây hướng lên phải. Phần này có tên gọi là hành tá tràng, kết nối với dạ dày thông qua môn vị.
- Tá tràng xuống chạy dọc theo bên phải của cột sống và có hai khu vực liền kề
- Tá tràng ngang chạy qua cột sống theo hướng từ phải sang trái.
- Tá tràng lên: Phần tá tràng này hướng lên trái và tiếp giáp với hỗng tràng
Xét về đặc điểm giải phẫu tá tràng chia thành 5 lớp gồm: Lớp thanh mạc và dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
Tá tràng có chức năng gì
Chức năng của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Không chỉ vậy tá tràng còn tác dụng trung hòa axit của mật và tuyến tụy có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tá tràng cần khỏe mạnh để toàn bộ ống tiêu hóa được hoạt động trơn tru. Nếu tá tràng có vấn đề sẽ kéo theo hàng loạt bệnh lý liên quan đến dạ dày, ruột non và ruột già.
Các bệnh lý liên quan đến tá tràng
Tá tràng có nhiệm vụ quan trọng nên những bệnh lý liên quan đến tá tràng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và mạng sống của chúng ta. Biết được các bệnh cơ bản và những dấu hiệu nhận biết giúp bạn và người thân phát hiện kịp thời và có thời gian điều trị bệnh sớm nhất.
Loét tá tràng
Tất cả các vị trí của tá tràng có khả năng bị loét. Trong đó hành tá tràng là vị trí dễ bị tổn thương nhất bởi nơi này tiếp xúc trực tiếp với dịch dạ dày. Trong dịch dạ dày có axit hydrochloric (HCl) có tính ăn mòn cao.
Nguyên nhân gây loét tá tràng
Nếu lượng natri bicarbonate làm nhiệm vụ trung hòa axit thấp và lượng axit tiến xuống tá tràng quá nhanh sẽ gây tổn thương tá tràng. Nếu tá tràng vẫn liên tục nhận axit mà không đủ lượng trung hòa, các vết loét sẽ lan rộng dẫn đến xuất huyết và lớp niêm mạc tá tràng là bộ phận dễ chịu tổn thương nhất.
Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây loét tá tràng.Cùng với đó là chế độ ăn uống và các hoạt động không khoa học, lạm dụng thuốc, ăn nhiều thức ăn cay nóng và thường xuyên bị căng thẳng là đối tượng của bệnh loét tá tràng.
Các dấu hiệu của loét tá tràng
Đau bụng, đầy hơi và mất cảm giác ngon miệng là những triệu chứng phổ biến. Ngoài ra còn có buồn nôn hoặc nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,...
Biến chứng của loét tá tràng
Nếu không điều trị kịp thời và hợp lý, loét tá tràng có thể gây thủng tá tràng có thể phải phẫu thuật. Ngoài ra, một số tài liệu cho rằng loét tá tràng có liên quan đến ung thư tá tràng.
U tá tràng
Tá tràng là phần ít có khối u, nếu có thường là u lành tính không di căn. Nếu xuất hiện u tá tràng phẫu thuật cắt bỏ là điều trị tốt nhất nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu hóa bình thường của cơ thể.
Biểu hiện của một người có khối u tá tràng
Các triệu chứng như không thoải mái và đau âm ỉ ở bụng phổ biến nhất. Có nhiều trường hợp u tá tràng gây sốt, buồn nôn, chán ăn và kiệt sức.
Polyp tá tràng
Polyp tá tràng khá hiếm và không có biểu hiện cụ thể. Polyp chủ yếu xuất hiện trên niêm mạc tá tràng và xuất hiện những điểm bất thường tại lớp niêm mạc.
Ung thư tá tràng
Khi các tế bào ở một số nơi tăng sinh dẫn đến chèn ép, xâm lấn mạch máu và các tế bào bình thường là nguyên nhân gây ung thư tá tràng. Tế bào ung thư sẽ tiếp tục di căn đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư tá tràng không có thuốc điều trị và được chia thành 4 giai đoạn. Chỉ khi xét nghiệm mới có thể phát hiện ra được tế bào của ung thư tá tràng.
Phẫu thuật loại bỏ hay hóa trị, xạ trị đều không thể chữa khỏi hay loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Đặc biệt là khi các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn.
Ung thư tá tràng tuy hiếm gặp nhưng nguy cơ vẫn tương tự như các loại ung thư khác.
Tắc nghẽn bẩm sinh, hẹp tá tràng
Xác suất từ 5000-10000 trẻ mới có 1 trẻ bị tắc hoặc hẹp tá tràng bẩm sinh. Tắc nghẽn hay hẹp tá tràng bẩm sinh sẽ được phát hiện trong vòng 12 - 24 giờ sau khi sinh. Trẻ có thể được phẫu thuật để phát triển bình thường.
Hiểu được những kiến thức và biểu hiện bệnh cơ bản của tá tràng giúp chúng ta biết cách phòng tránh bệnh và bảo vệ bản thân tốt hơn.
Nguồn:trungtamchamsocsuckhoe.net