Người bệnh tiểu đau thường có tâm lý chủ quan, xem thường bệnh, cho rằng tiểu đau có thể tự khỏi, nên chọn cách sống chung với bệnh hoặc tự điều trị, tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Để giải đáp cho vấn đề đáng quan tâm “đi tiểu đau tự khỏi không?”, các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Thủ Dầu Một sẽ chia sẻ trong bài viết sau..
ĐI TIỂU ĐAU CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?
Đi tiểu đau do bệnh lý không thể tự khỏi
Theo chia sẻ của các bác sĩ nam khoa Phòng Khám Đa Khoa Thủ Dầu Một, tiểu đau có thể là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra, trường hợp này, tiểu buốt hoàn toàn không có khả năng tự khỏi mà ngược lại biến chứng nặng nề của các bệnh lý còn có thể gây vô sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Khi phát hiện có dấu hiệu tiểu đau kéo dài, hoặc kèm theo đau rát, chảy mủ hoặc máu, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám đa khoa uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh.
NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU ĐAU
Tiểu đau do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây ra, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bạn đọc và người bệnh cần lưu ý:
Thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây tiểu đau và điều trị kịp thời
Viêm niệu đạo : Bệnh nhân tiểu đau do viêm niệu đạo sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát thậm chí còn thấy có cả mủ khi đi tiểu tiện. Nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh bị đau đớn dữ dội, tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ, ... có thể gây viêm thận, nhiễm trùng máu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Viêm bàng quang : Người bệnh viêm bàng quang thường xuyên buồn tiểu, nước nước tiểu rất ít, buốt kèm theo tiểu rắt. Bệnh có thể tấn công sang các bộ phận khác gây viêm thận và viêm đường tiết niệu.
Viêm tuyến tiền liệt : Người bị viêm tuyến tiền liệt thường tiểu lắt nhắt nhiều lần, dòng nước tiểu yếu hoặc không thành dòng, đau buốt khi đi tiểu kèm theo hiện tượng đau vùng bụng dưới. Viêm tuyến tiền liệt hiện nay khá phổ biến, được phân thành hai loại: Viêm mãn tính và viêm cấp tính.
Viêm thận – viêm bể thận cấp : Nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang hoặc từ dòng máu gây ra chứng tiểu đau . Người bị tiểu đau do viêm thận – viêm bể thận cấp cần nhanh chóng được điều trị tránh trường hợp suy thận, biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh lậu : Bệnh lậu là một bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như là cuộc sống của người bệnh. Tiểu đau thường xuất hiện sau 3 – 5 ngày sau khi nhiễm virus lậu. Ngoài triệu chứng tiểu đau t, người bệnh còn có dấu hiệu sưng đỏ ở niệu đạo, lỗ niệu đạo chảy mủ. Cần sớm thăm khám và điều trị, ngăn chặn kịp thời các biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, tiểu đau còn có thể là do sự ma sát, kích thích quá độ trong quá trình giao hợp, tác dụng của thuốc ngừa thai, các chất thải trong tử cung…
MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỊ TIỂU ĐAU
Ngoài biện pháp nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ khi tiểu đau, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Luyện tập thể thao và ăn uống điều độ để ngăn ngừa tiểu đau
Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, nhất là sau khi quan hệ tình dục.
Rèn luyện thân thể, không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Uống nhiều nước, bổ sung rau củ quả, không nhịn tiểu.
Sinh hoạt lao động điều độ, giảm căng thẳng lo lắng.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Thủ Dầu Một về bệnh tiểu đau , nếu còn thắc mắc về bệnh cũng như là phương pháp điều trị bệnh tiểu đau , người bệnh hoặc bạn đọc liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Thủ Dầu Một hoặc nhấn vào bản tư vấn bên dưới, để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.