Chảy máu hậu môn được biết đến là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm. Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra mọi người cần biết được chảy máu hậu do đâu và cách điều trị như thế nào? Hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
TẠI SAO BỊ CHẢY MÁU HẬU MÔN?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Thủ Dầu Một, chảy máu hậu môn là hiện tượng máu rỉ ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa và gây chảy máu ở hậu môn. Triệu chứng này thường không xuất hiện đơn lẻ mà đi kèm với các triệu chứng khác như: đau dữ đội ở vùng hậu môn, sốt cao, mệt mỏi, chóng mặt,...
Tại sao bị chảy máu hậu môn?
Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là nguyên nhân hàng dầu gây nên triệu chứng chảy máu hậu môn do khi bị bệnh, các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép và bị vỡ ra gây chảy máu. Lúc này, khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy trong phân hoặc giấy vệ sinh có lẫn một ít máu.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và gây mất nhiều máu hơn. Thậm chí có thể gây viêm nhiễm nặng, ung thư trực tràng và có nguy cơ tử vong rất cao.
Nứt kẽ hậu môn
Táo bón kéo dài là một nguyên nhân chính gây căn bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi mắc phải căn bệnh này, việc phải dùng lực để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến cho hậu môn bị sưng đau. Dần dần sẽ gây nứt vùng kẽ hậu môn khiến người bệnh đau rát và bị chảy máu khi đại tiện.
Polyp trực tràng – đại tràng
Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến nhưng thường không có biểu hiện ban đầu nên rất khó phát hiện ra. Chỉ khi bị nặng, mỗi lần đại tiện sẽ bị chảy rất nhiều máu, kể cả không bị táo bón cũng bị chảy máu. Nếu càng kéo dài, máu sẽ càng chảy nhiều hơn và gây mất máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Viêm loét đại trực tràng
Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân thường có các triệu chứng điển hình như: đại tiện nhiều lần, chảy máu hậu môn, trong phân có lẫn máu và dịch nhầy màu trắng đục, sốt, sụt cân, đau bụng. Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị bệnh ngay từ sớm là hẹp đại tràng, phình đại tràng, ung thư hóa và có thể gây tử vong.
Một số bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý trên, chảy máu hậu môn còn có thể xuất hiện do một số bệnh lý khác như: máu không đông, máu trắng, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm nhiễm hậu môn, ung thư trực tràng.
CÁCH CHỮA CHẢY MÁU HẬU MÔN NHANH NHẤT
Điều trị chảy máu hậu môn bằng phương pháp nào?
Với sự phát triển không ngừng của nền y học hiện đại, việc chữa trị chảy máu hậu môn cũng được áp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, có hai phương pháp chữa trị được áp dụng phổ biến và cho kết quả cao bao gồm:
Phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Đây là phương pháp điều trị chảy máu hậu môn đơn giản, nhanh chóng nhưng mang lại kết quả khá cao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhẹ để khắc phục tình trạng hậu môn bị chảy máu, giảm sưng đau và chống viêm nhiễm.
Người bệnh cần lưu ý rằng, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng vì có thể xảy ra trường hợp sai thuốc, sai liều lượng hoặc tác dụng phụ và đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bị chảy máu ở hậu môn mức độ nặng, tại Phòng Khám Đa Khoa Thủ Dầu Một hiện áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT hoặc phương pháp PPH. Đây là hai kỹ thuật chữa cách bệnh hậu môn trực tràng được các chuyên gia đánh giá cao nhờ những ưu điểm vượt trội như:
► Sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên ít gây tổn thương cho người bệnh, ít đau và hạn chế chảy máu.
► Chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (chỉ khoảng 15-20 phút)
► Toàn bộ quá trình được kiểm tra bởi hệ thống máy móc hiện đại có độ chính xác và an toàn cao.
► Phụ hồi nhanh và hạn chế bệnh tái phát.
► Có thể áp dụng trên hầu hết mọi đối tượng.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng chảy máu hậu môn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 02743696933 hoặc khung tư vấn trực tuyến để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất nhé!